Nào mình cùng 5S!

Ngày nay, khái niệm Chất lượng và Quản lý Chất lượng không còn xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Muốn nâng cao khả năng cạnh trên thị trường, mỗi doanh nghiệp phải chọn cho mình một hướng đi riêng trong kinh doanh cũng như trong cách thức quản lý. Tuy nhiên dù doanh nghiệp có chọn cách thức kinh doanh nào, đầu tư loại thiết bị máy móc hay công nghệ nào đi nữa, con người cũng vẫn là yếu tố quyết định đem lại thành công cho doanh nghiệp.

Xuất phát từ triết lý con người là trung tâm của mọi sự phát triển, mô hình thực hành 5S đã được áp dụng tại Nhật bản như một nền tảng để áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng. 5S tạo ra một môi trường sạch sẽ, tiện lợi và giúp cho tổ chức/doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, đem lại niềm tin cho khách hàng.

(SEIRI – SEITON – SEISO – SEIKETSU – SHITSUKE)

1.SÀNG LỌC – 2.SẮP XẾP – 3.SẠCH SẼ – 4.SĂN SÓC – 5.SẴN SÀNG

5S- bí quyết mang lại thành công cho doanh nghiệp

Từ ý nghĩa của các từ bắt đầu bằng 5 chữ S, các nguyên tắc chung của thực hành 5S được hiểu như sau:

1- SEIRI (Sàng lọc): Là sàng lọc những vật dụng không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng.

2- SEITON (Sắp xếp): Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, theo một trật tự nhất định, tiện lợi khi sử dụng


3- SEISO (Sạch sẽ)
: Là vệ sinh tại nơi làm việc sao cho không còn rác hay bụi bẩn tại nơi làm việc (kể cả trên nền nhà, máy móc và thiết bị)


 

4- SEIKETSU (Săn sóc): Là luôn săn sóc, giữ gìn nơi làm việc luôn sạch sẽ, thuận tiện và có năng suất bằng cách liên tục thực hiện Seiri, Seiton, Seiso.

5- SHITSUKE (Sẵn sàng): Tạo thành một nề nếp, thói quen tự giác làm việc tốt, duy trì môi trường làm việc thuận tiện

Tại sao nên thực hiện 5S?

Thực hành 5S là một chương trình đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người trong tổ chức/doanh nghiệp. Đây là một phương pháp hiệu quả để huy động con người, cải tiến môi trường làm việc và nâng cao năng suất.

Nguyên tắc của Thực hành 5S hết sức đơn giản, không đòi hỏi phải dùng các thuật ngữ hay phương pháp phức tạp nào trong quá trình thực hiện. Thành công trong thực hành sẽ giúp các tổ chức/doanh nghiệp đạt được năng suất cao hơn thông qua:

– Xây dựng một môi trường sạch sẽ, ngăn nắp

– Mọi người trong cũng như ngoài công ty dễ dàng nhận thấy rõ kết quả

– Tăng cường phát huy sáng kiến

– Nâng cao ý thức kỷ luật trong cơ quan

– Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn

– Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc

– Xây dựng hình ảnh tổ chức/doanh nghiệp, đem lại cơ hội trong kinh doanh…

Các yếu tố cơ bản để thực hiện thành công chương trình thực hành 5S:

– Cũng như đối với việc áp dụng công cụ nâng cao năng suất chất lượng nào, việc áp dụng thực hành 5S đòi hỏi sự cam kết và ủng hộ của Lãnh đạo cao nhất thông qua việc chỉ đạo thực hiện, tập trung nguồn lực, kinh phí và thời gian..

– Đào tạo và hướng dẫn mọi cán bộ nhân viên trong tổ chức/công ty hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa cũng như phương pháp để thực hiện. Từ đó mỗi phòng ban/phân xưởng có thể chủ động đưa ra kế hoạch thực hiện tại đơn vị của mình

– Sự tham gia của tất cả mọi người – Bí quyết thành công của chương trình thực hành 5S là tạo một môi trường khuyến khích mọi người tích cực tham gia, phát huy sáng kiến và duy trì mội trường làm việc sạch sẽ, thuận lợi và an toàn

– Duy trì và cải tiến không ngừng, tạo nên một nguyên tắc hoạt động trong tổ chức/doanh nghiệp để đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý và kinh doanh

1. Mục tiêu chính của chương trình 5S

5S là một phương pháp rất hiệu quả để huy động con người, cải tiến môi trường làm việc và nâng cao năng suất của doanh nghiệp, mục tiêu chính của chương trình 5S bao gồm:

+ Xây dựng ý thức cải tiến cho mọi người tại nơi làm việc; xây dựng tinh thần đồng đội giữa mọi người; phát triển vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý thông qua các hoạt động thực tế; xây dựng cơ sở để đưa vào các kỹ thuật cải tiến.

2. Ý nghĩa của hoạt động 5S

5S là một chương trình nâng cao năng suất rất phổ biến ở Nhật Bản và dần dần trở nên phổ biến ở nhiều nước khác, hiện nay ở Việt Nam không những doanh nghiệp mà một số đơn vị hành chính sử dụng công cụ 5S cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tốt hơn

5S xuất phát từ nhu cầu:

Đảm bảo sức khoẻ của nhân viên

Dễ dàng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian trong quá trình làm việc

Tạo tinh thần và bầu không khí làm việc cởi mở

Nâng cao chất lượng cuộc sống

Nâng cao năng suất

Bắt nguồn từ truyền thống của Nhật bản, ở mọi nơi, trong mọi công việc, người Nhật luôn cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tính tự giác của người thực hiện các công việc đó. Người Nhật luôn tìm cách sao cho người công nhân thực sự gắn bó với công việc của mình.

3. Lợi ích của 5S:

Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn, tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến, mọi người làm việc có kỷ luật. Các điều kiện hỗ trợ luôn sẵn sàng cho công việc. Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn hơn. Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp, đem lại nhiều cơ hội sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn.

Thực hiện tốt 5S sẽ đóng góp cho các yếu tố (PQCDSM):

Cải tiến Năng suất (P – Productivity), nâng cao Chất lượng (Q – Quality), giảm chi phí (C – Cost), giao hàng đúng hạn (D – Delivery), đảm bảo an toàn (S – Safety), nâng cao tinh thần (M – Morale)

Khi thực hiện 5S thành công trong đơn vị, những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng, máy móc thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản. Từ các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, tạo sự hoà đồng của mọi người, qua đó mọi người làm việc có thái độ tích cực, có trách nhiệm và ý thức trong công việc.

Hiện nay ngày càng có nhiều đơn vị tham gia thực hiện 5S, vì:

– 5S có thể áp dụng đối với mọi loại hình tổ chức và mọi qui mô doanh nghiệp

– 5S có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực nào: sản xuất, thương mại hay dịch vụ.

– Triết lý của 5S đơn giản, không đòi hỏi phải biết các thuật ngữ khó.

– Bản chất mọi người đều thích sạch sẽ, thoải mái và sự ngăn nắp tại nơi làm việc.

Tuy nhiên một số vấn đề các công ty thường gặp cần phải khắc phục

– Có rất nhiều những thứ không cần thiết và chúng không được sắp xếp gọn gàng

– Di chuyển các đồ vật mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến hoạt động khác, không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng các khu vực làm việc

– Lãng phí thời gian, công sức trong phần lớn các công việc

– Tồn tại nhiều sai sót trong công việc

– Nhiều công việc phải làm lại, giao hàng luôn chậm trễ và phải làm ngoài giờ nhiều

– Tồn kho nguyên liệu, bán thành phẩm quá nhiều và mất nhiều thời gian xếp dỡ

– Thiết bị văn phòng, trang thiết bị sản xuất bẩn, diện tích bỏ không, tỷ lệ máy móc không hoạt động cao

– Sàn nhà, tường, cửa sổ, thiết bị chiếu sáng bẩn, bám bụi ảnh hưởng sức khoẻ người lao động

– Nơi làm việc không an toàn dẫn đến nhiều tai nạn, sự cố xảy ra

– Những nơi công cộng (phòng ăn, tủ đồ đạc, nhà vệ sinh …) không sạch sẽ

– Tinh thần làm việc của công nhân kém

– Người lao động không tự hào về công ty và công việc của mình

4. Các yếu tố cơ bản để thực hiện thành công 5S

Lãnh đạo luôn cam kết và hỗ trợ: Điều kiện tiên quyết cho sự thành công khi thực hiện 5S là sự hiểu biết và ủng hộ của lãnh đạo trong việc hình thành các nhóm công tác và chỉ đạo thực hiện.

Bắt đầu bằng đào tạo: Đào tạo cho mọi người nhận thức được ý nghĩa của 5S, cung cấp cho họ những phương pháp thực hiện là khởi nguồn của chương trình. Khi đã có nhận thức và có phương tiện thì mọi người sẽ tự giác tham gia và chủ động trong các hoạt động 5S.

Mọi người cùng tự nguyện tham gia: Bí quyết thành công khi thực hiện 5S là tạo ra một môi trường khuyến khích được sự tham gia của mọi người.

Lặp lại vòng 5S với tiêu chuẩn cao hơn: Thực hiện chương trình 5S là sự lặp lại không ngừng các hoạt động nhằm duy trì và cải tiến công tác quản lý.

5. Các bước áp dụng

Bước 1: Chuẩn bị, xem xét thực trạng

Bước 2: Phát động chương trình

Bước 3: Mọi người tiến hành tổng vệ sinh

Bước 4: Bắt đầu bằng sàng lọc

Bước 5: Thực hiện sàng lọc, sắp xếp và sạch sẽ hàng ngày

Bước 6: Đánh giá định kỳ

Chia sẻ về nghề: DBA – What? Who?

Đã có nhiều câu hỏi liên quan, tiện đây xin chia sẻ đôi điều về nghề (bằng tiếng Việt) để ai đó được biết, hiểu thêm về công việc của những “Người thầm lặng” này!

Database Information

Nghề quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu Oracle (DBA)

Giới thiệu

Khi nói đến nghề quản trị trong lĩnh vực Công nghệ thông tin tại Việt Nam, chúng ta thường liên tưởng đến nghề quản trị Mạng, chỉ khoảng gần năm năm trở lại đây thì tại Việt Nam mới hình thành lên một nghề mới, đó là nghề quản trị hệ thống Cơ sở dữ liệu (CSDL), thường gọi là DBA (Database Administrator).

Hiện có ba hệ quản trị CSDL được biết đến trên thế giới và tại Việt Nam, đó là: Oracle, Microsoft SQL-Server và IBM-DB2. Nhưng với số liệu thống kê từ hãng Oracle năm 2007, Oracle chiếm đến 48.6% thị phần CSDL trên toàn thế giới và theo báo cáo tài chính quý 3, năm 2008 của hãng thì Oracle tăng 25% doanh thu so với cùng kỳ năm trước, từ các thông tin này chúng ta có thể hi vọng Oracle là Cơ sở dữ liệu được các doanh nghiệp ứng dụng nhiều nhất trên thế giới.

Đặc điểm sử dụng các Cơ sở dữ liệu tại Việt Nam:

  • Oracle thường được các doanh nghiệp đang phát triển và doanh nghiệp lớn sử dụng, do đó những ai làm việc với công nghệ Oracle thường có mức thu nhập tốt.
  • Microsoft SQL-Server thì được các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and Medium Bussiness – SMB) thích dùng, vì tính đơn giản và dễ sử dụng của CSDL này. Mức thu nhập khi làm việc với SQL-Server vì thế cũng có phần không cao như Oracle.
  • IBM DB2 thì hơi đặc biệt, chỉ một số ít doanh nghiệp lớn tại Việt Nam sử dụng, người quản trị hệ thống này thường được ưu đãi tốt nhưng số lượng không nhiều.

Nhiệm vụ của DBA là gì ?

Có một số công việc chính mà người DBA cần thực hiện hàng ngày, hàng tuần – tháng – quý và hàng năm như:

  1. Đánh giá khả năng phần cứng của máy chủ CSDL
  2. Cài phần mềm CSDL trên các nền Hệ điều hành khác nhau
  3. Xây dựng chính sách bảo mật thông tin
  4. Tạo mới và nâng cấp bản mới cho CSDL
  5. Thực hiện giải pháp sao lưu dữ liệu, phòng ngừa thảm họa
  6. Phục hồi dữ liệu khi bị hư hoặc bị mất
  7. Quản trị người dùng truy nhập CSDL
  8. Theo dõi và tối ưu tinh chỉnh CSDL
  9. Thực thi chính sách bảo mật thông tin CSDL
  10. Thường xuyên cập nhật kiến thức, giải pháp công nghệ mới

Một số đức tính và khả năng cần có của một Oracle DBA

Chăm chỉ

Do Oracle có nhiều loại sản phẩm, và mỗi sản phẩm lại khá phức tạp, vì vậy người DBA cần sử dụng nhiều thời gian để đọc tài liệu, tìm hiểu các khái niệm, giải pháp, phải thực tập để hiểu rõ khái niệm hơn. Có thể nói, chăm chỉ là đức tính không thể thiếu đối với người quản trị hệ thống tin học.

Cẩn thận

Nếu chỉ chăm chỉ mà không cẩn thận trong từng thao tác xử lý, gõ lệnh thì có thể làm cho vấn đề trở lên tệ hơn. Ví dụ, thay vì được yêu cầu xóa các bản ghi dữ liệu có giá trị là 11, bạn bất cẩn thao tác nhanh và xóa đi các bản ghi dữ liệu có giá trị là 1.

Chịu khó – chịu khổ

Người DBA của một hệ thống dữ liệu hoạt động 24/24 thì đôi khi có message tit tit “Fail” phải thức dạy lúc nửa đêm để xử lý sự cố, phải xử lý liên tục cả ngày đêm để giúp hệ thống hoạt động trở lại nhanh nhất. Vì vậy đức tính này cũng không thể thiếu đối với nghề DBA.

Phân thích tổng hợp

Đây là kỹ năng rất cần thiết khi xử lý sự cố, vì có thể sự cố do một người khác gây ra và DBA chưa biết rõ nguyên nhân lỗi là gì. Vì vậy DBA cần phải tìm thông tin mô tả lỗi từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó tổng hợp phân tích để tìm nguyên nhân chính xác. Và sau khi tìm được nguyên nhân, bạn cũng cần xác định đúng giải pháp khắc phục lỗi một cách nhanh nhất.

Ví dụ, khi được báo là hệ thống CSDL Oracle không thể truy cập vào dữ liệu, là người DBA giỏi, bạn phải từng bước xác định dữ liệu không truy cập được là do nguyên nhân nào, nếu là do lỗi kết nối mạng thì bạn chỉ cần khắc phục kết nối mạng, còn nếu do bị hư dữ liệu thì người DBA cần xác định hư dữ liệu ở mức độ nào: hư nhiều Datafile hay chỉ bị hư một Datafile, loại Datafile nào bị hư, hư toàn bộ một Datafile hay chỉ bị hư một Block dữ liệu của Datafile. Nếu chỉ bị hư một Block dữ liệu thì là người DBA giỏi, bạn chỉ cần phục hồi đúng Block dữ liệu bị hư, không cần phục hồi lại toàn bộ Datafile hoặc toàn bộ Cơ sở dữ liệu.

Dự đoán và lập kế hoạch quản trị

Các cơ sở dữ liệu càng ngày càng được phát triển tốt hơn, tích hợp nhiều tính năng tự động, giúp giảm thiểu chi phí vận hành quản trị của người DBA. Vì vậy, người DBA không còn phải tốn nhiều thời gian vào việc mày mò, nhớ các lệnh phức tạp, mà thay vào đó người DBA phải biết cách sử dụng các công cụ tối ưu, tự động sẵn có của các Cơ sở dữ liệu, phải có khả năng dự đoán được những tình huống xấu nhất có thể xảy ra cho Cơ sở dữ liệu, lên kế hoạch phòng ngừa và khắc phục nhanh nhất nếu sự cố xảy ra.

Database Administration Degrees and Schools

(Plus+:

  • Excellent communication skills – The Oracle professional is the central technical guru for the Oracle shop. He or she must be able to explain Oracle concepts clearly to all developers and programmers accessing the Oracle database. In many shops, the Oracle DBA is also a manager and is required to have excellent communication skills for participating in strategic planning and database architectural reviews.  

  • Formal education – Many employers require Oracle professionals to have a bachelor’s degree in computer science or information systems. For advanced positions such as an Oracle DBA, many employers prefer a master’s degree in computer science or a master’s in business administration (MBA).  

  • Real-world experience – This requirement is the catch-22 for newbie’s who possess only an OCP certificate. A common complaint of people who have OCP certificates but no job experience is that they cannot get experience without the OCP, and they cannot get a job without experience. This is especially true in a tight job market.

  • Knowledge of database theory – In addition to mastering the technical details required for the OCP exams, the successful Oracle professional must have an understanding of database and data warehouse design…)

Có nên chọn nghề Oracle DBA làm nghiệp?

Tuy nghề DBA khá vất vả, nhưng nghề này cũng có một số ưu đãi hơn so với nghề khác, đặc biệt tại thị trường nước ngoài, nơi mà mọi hoạt động hầu như được điều khiển bằng hệ thống công nghệ thông tin, nơi mà thông tin mang tính quyết định cho việc cạnh tranh, tồn tại của một doanh nghiệp trên thị trường.

Vị trí DBA là vị trí của niềm tin, chỉ có những người tin cậy mới được doanh nghiệp bổ nhiệm vào vị trí DBA, vì người DBA có thể xem mọi thông tin trong Cơ sở dữ liệu. Hình dưới đây cho thấy mức lương của Oracle DBA tại Mỹ cao nhất là $97.059/năm, thấp nhất là $70.449/năm, còn ở VN thì được 10%-20% số trên thôi :( :

Về mức lương của Oracle DBA tại Việt Nam, thì chúng ta có thể tham khảo một đăng tuyển vị trí Oracle DBA trên trang http://www.hrchannels.com:

Những nghề liên quan đến công nghệ Oracle

Khi có kiến thức kỹ thuật tốt về Oracle, ngoài nghề DBA các bạn có thể chọn một trong trong các hướng nghề hấp dẫn khác, như:

  1. Chuyên gia tư vấn giải pháp kỹ thuật Oracle
  2. Người bán các sản phẩm – giải pháp của Oracle
  3. Chuyên gia phát triển ứng dụng Oracle
  4. Giảng viên Oracle
  5. Chuyên gia tư vấn giải pháp bảo mật Oracle
  6. Chuyên gia kiện toàn bảo mật Oracle

Để ứng tuyển vào các vị trí trên, đương nhiên các bạn cần trang bị thêm một số kỹ năng khác ngoài kiến thức kỹ thuật, một số kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch, kỹ năng bán hàng …, một số kiến thức bổ sung như: kiến thức về an toàn bảo mật thông – bảo mật Oracle.

Kiến thức một Oracle DBA giỏi cần có

Để trở thành một DBA giỏi, ngoài kiến thức lý thuyết thật tốt, cần trải nghiệm kiến thức đó trên các hệ thống Oracle thực tế đủ lớn. Kinh nghiệm thực tế là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết để trở thành một DBA giỏi, và đây cũng là một cản trở lớn với nhiều DBA, vì không dễ dàng để có cơ hội trải nghiệm kiến thức trên các hệ thống Oracle lớn.

Những kiến thức một người DBA giỏi cần biết được mô tả theo thứ tự từ trên xuống như hình phía dưới đây, màu chữ đỏ thể hiện những kiến thức người DBA giỏi cần biết, màu chữ trắng là những kiến thức nên biết thêm.

Reference

1. Top 99 Responsibilities of a DBA

http://sojungle.wordpress.com/tag/how-to-be-good-dba/

2. Job Skills Checklist

3. Database administrators average salary and salary data for other jobs by Online Degrees

(ZyK Tổng hợp)

VSTV: Senior Oracle Database Administrator

 JOB TITLE: Database DEVELOPER

 PURPOSE OF THIS POSITION:

Under the management of Database Manager & IT Director, the database developer ensures the exploitation and development of the Database and the CGAWEB.

 DUTIES:

  1. Database Administration (20%)
  2. Cgaweb Exploitation (20%)
  3. PL/SQL development (20%)
  4. Devlopment in different 4%)

 REQUIREMENTS:

 

  • University graduated, major in IT;
  • Good knowledge of Oracle Database (DBA I / DBA II); SQL PL/SQL; Oracle Application Server; Joomla
  • At least 3 years of experience in the similar position
  • Autonomous in IT Development
  • Good communication
  • Good communication in English, ability to communicate in French is an advantage

SALARY : To be discussed during the interview.

 

CLOSING DATE:          

This position will be filled as soon as the right candidate is identified.

Target start working date: ASAP

HOW TO APPLY:

Please email a CV, cover letter (in English) to:  recruitment@vstv.vn

VIETNAM SATELLITE DIGITAL TELEVISION COMPANY LTD.

15th floor, Tower A/ Handi RESCO Tower/ 521 Kim Ma street/ Ba dinh/ Hanoi

TEL: (84-4) 62726651/ FAX: (84-4) 37714781

The subject line of your email must be: “Application for Database developer Position”.

COMPANY’S PROFILE

 Vietnam Satellite Digital Television (VSTV) is a newly set up joint venture of GROUPE CANAL+ and VIETNAM CABLE TELEVISION via its subsidiary CANAL OVERSEAS.

Canal Overseas, a wholly-owned subsidiary of Canal+ France, is the operator of CANAL+ and CANALSAT in the French overseas territories and departments. Canal Overseas directly operates five satellite platforms (North Africa, Africa, Caribbean, Indian Ocean and Pacific) covering 500 million individuals worldwide and two-thirds of all French-speaking territories. Canal Overseas also ensures the management of the Polish platform of the CANAL+ Group in Poland, i.e. Cyfra+.

VIETNAM CABLE TELEVISION (VCTV) is a subsidiary of VTV, Vietnam’s public TV operator. The company broadcasts six national channels. Via VCTV, VTV also produces theme channels and is the leading DTH operator in the country.

With this strong and experienced partnership, VSTS ensures to design & supply various channel packages that suitable with Vietnamese market & different kinds of customer. Especially with the highest satellite technology, VSTV ensures the highest quality of visual & audio of the channel packages as well as the spread all over Vietnam, whatever terrain & geography.

 

Tuyển 02 Chuyên viên Quản trị CSDL Oracle

https://i0.wp.com/www.boogster.net/blog/wp-content/uploads/2007/09/dba-2007-09-26-124255-8m17d.GIF

Mã công việc ITS2K10-001
Địa điểm: Hà Nội
Loại hình làm việc Toàn thời gian cố định
Đào tạo: Tốt nghiệp đại học chính quy ngành CNTT, tối thiểu 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoặc có liên quan tới CSDL.
Mô tả
AT&A là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam cung cấp dịch vụ kỹ thuật chất lượng tới khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ của SAP và Oracle. Nhằm phát triển nguồn lực đáp ứng nhu cầu phát triển, AT&A tuyển dụng những ứng viên có trình độ trong lĩnh vực quản trị cơ sở dữ liệu. Ứng cử viên đủ điều kiện sẽ đảm nhiệm công việc thiết kế, phát triển, triển khai, khắc phục sự cố và bảo dưỡng hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm nâng cao tính toàn vẹn và an ninh của tất cả các kho cơ sở dữ liệu.
Công việc
  • Thực thi các công việc khảo sát hệ thống, bảo trì CSDL (Indexing, defragmentation, truncation, clean up scripts,… )
  • Triển khai tiến trình sao lưu dự phòng cơ sở dữ liệu theo quy trình
  • Cài đặt và kiểm thử các phiên bản hệ quản trị CSDL ORACLE trong các môi trường vận hành.
  • Theo dõi  hiệu suất và thực hiện thay đổi cần thiết để cải thiện tốc độ hệ thống
  • Báo cáo và lập tài liệu cho những công việc được giao.
  • Tham gia học các khóa đào tạo do công ty tổ chức hoặc cử đi.
Quyền lợi
  • Tiền lương đánh giá 06 tháng/lần được trả theo thành tích công tác, năng lực của nhân viên.
  • Chế độ phúc lợi theo chế độ Nhà nước quy định
Yêu cầu
  • Có chứng chỉ OCA, chứng chỉ CNTT, các môi trường (UNIX/LINUX/SUN SOLARIS) là một lợi thế
  • Có kinh nghiệm nghiên cứu về quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu trên nền tảng MSSQL hoặc Oracle….
  • Có kiến thức về lập trình PL/SQL
  • Tiếng Anh trình C trở lên; có thể giao tiếp thông thường bằng Tiếng Anh, đọc hiểu các tài liệu Tiếng Anh phục vụ công việc được đảm nhiệm.
  • Đi công tác nếu có yêu cầu

Kỹ năng mềm:

  • Có kỹ năng thuyết trình, dịch vụ khách hàng
  • Có kỹ năng làm việc theo nhóm hoặc độc lập
  • Chịu áp lực công việc cao
Mức lương: Thoả thuận, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường
Nhận hồ sơ ứng viên bao gồm :
– Đơn xin việc (Tiếng Anh, Tiếng Việt)
– CV Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt
– Bản sao chứng minh thư (photo)
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ (photo)
– Bản sao bảng điểm đại học trở lên (photo)
– Ảnh (4×6) – 02 cái

Liên hệ:

Ms Hồng Anh

Email: anhnth@atnavn.com – Tel: 04 35563437 – (ex 101)

Hoặc gửi hồ sơ trực tiếp theo địa chỉ

P501 Tòa nhà 18/11 Thái Hà – Hà Nội

Lãnh đạo – Linh hồn của doanh nghiệp

Bất cứ lúc nào lãnh đạo doa nh nghiệp xuất hiện trước cộng đồng, khách hàng, đối tác, nhân viên, nhà đầu tư…dù trực tiếp hay gián tiếp đều là những dịp cực tốt để PR cho doanh nghiệp của mình.

Nhiều doanh nhân nỗ lực bỏ tiền xây dựng thương hiệu hình ảnh doanh nghiệp mình thông qua các hoạt động trị giá bạc tỉ: từ thiện, vui chơi, chăm sóc khách hàng, tài trợ…Đó là những hoạt động nhằm tạo dựng và thắt chặt các mối quan hệ với những nhóm người có liên quan đến doanh nghiệp, mà lâu nay chúng ta quen gọi là PR (Public Relations). Nhưng vị “đại sứ” quan trọng nhất của doanh nghiệp, thường xuyên xuất hiện trước các nhóm công chúng và có sức ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của doanh nghiệp lại chính là nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Bất cứ lúc nào lãnh đạo doa nh nghiệp xuất hiện trước cộng đồng, khách hàng, đối tác, nhân viên, nhà đầu tư… dù “bằng xương bằng thịt” hay gián tiếp qua các kênh truyền thông như truyền hình, báo chí, Internet đều là những dịp cực tốt để PR cho doanh nghiệp của mình. Vậy mà không nhiều doanh nhân quan tâm hoặc sẵn sàng đầu tư cho hình ảnh của chính mình! Một hình ảnh không đẹp của chính người đứng đầu doanh nghiệp có sức mạnh phủ nhận mọi điều tốt đẹp mà công tác PR doanh nghiệp cố gắng gầy dựng. Những doanh nghiệp lớn, có độ phủ thị trường rộng, độ lan tỏa của thương hiệu có khi đến toàn cầu nhưng cũng đều gắn chặt với hình ảnh cũng như tên tuổi của một số cá nhân như Bill Gates (Microsoft), Steve Jobs (Apple), Sam Walton (Wal-mart)…hay Cô Gia Thọ (Thiên Long), Võ Quốc Thắng (Gạch Đồng Tâm), Lê Phước Vũ (Tôn Hoa Sen)…

Một việc mà bất kỳ nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng đều phải thực hiện, đó là phát biểu trước công chúng. Đây là một vinh dự và cũng là cơ hội để doanh nhân thu hút sự quan tâm của các đối tượng mà doanh nghiệp muốn hướng tới, thể hiện sức hút và năng lực của mình, nói về doanh nghiệp của mình một cách ấn tượng nhất. Sao không tận dụng những lúc này để nói lên lời cám ơn chân thành với khách hàng trung thành (hội nghị khách hàng), tạo dựng niềm tin vào dịch vụ, sản phẩm (hội nghị các đại lý), xây dựng một tình cảm tốt đẹp trong lòng công chúng (chương trình tài trợ cộng đồng, từ thiện); thuyết phục về một tương lai tươi sáng của doanh nghiệp trước các nhà đầu tư (đại hội cổ đông), thể hiện mối quan tâm sâu sắc và chân thành đến nhân viên (lễ tổng kết cuối năm, ngày hội gia đình)…qua bài phát biểu của mình? Vậy mà nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lại xem và thực hiện điều đó như một thủ tục cứng nhắc và nhàm chán.

Không khó gì để nhớ lại không biết bao lân chúng ta bị “tra tấn” bởi những bài phát biểu rập khuôn từ cấu trúc, nội dung đến cách trình bày. Những đoạn phát biểu rời rạc, có khi được đọc…vấp váp, ngắt nghỉ không đúng chỗ. Người trình bày không biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể để tạo thiện cảm với khán giả. Có những vị lên phát biểu trước hàng ngàn người xem trực tiếp, hàng triệu khán giả truyền hình mà tay thì cầm micro chống trên bục, tay còn lại xỏ vào túi quần, đứng dồn trọng lượng trên một chân, chân còn lại co lên, mắt nhìn chằm chằm vào tờ giấy mà quên tiếp xúc với khán giả. Hình ảnh chẳng khác gì một học sinh tập đọc trước lớp. Nhiều vị đọc cho xong bài phát biểu và đinh ninh rằng chẳng ai nghe và quan tâm đến điều này, chỉ là nghi thức thôi! Hầu hết khán giả ngày nay đều đoán trước các doanh nhân sẽ nói gì trong các dịp lễ nghi. Tôi xin trích ra đây những từ và cụm từ hầu như “bất biến” trong các bài phát biểu: chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng…, chúc cho chương trình thành công rực rỡ, chúng tôi sẽ nổ lực phục vụ hết mình, khách hàng là ân nhân, chúng ta đã hội nhập WTO, thuyền ra biển lớn, chúng tôi hân hạnh tài trợ… Còn đâu khả năng sáng tạo và sức thuyết phục, còn đâu những nội dung lay động lòng người và chinh phục nhân tâm?

Một nghịch lý, đó là để có một cơ hội được phát biểu trước một chương trình như vậy, doanh nghiệp phải bỏ ra không ít tiền. Vậy mà, “tiền mất tật mang”! Thông điệp được truyền đi từ một bài phát biểu nhàm chán, từ một phong cách trình bày thiếu thuyết phục là: tôi không quan tâm đến người nghe và cũng không biết họ muốn nghe gì; tôi là một nhà lãnh đạo thiếu sáng tạo, kém tự tin, không biết cách thuyết phục. Tai hại thay!

Vậy, các nhà lãnh đạo của chúng ta hãy coi trọng và đầu tư đúng múc vào việc xuất hiện và trình bày trước công chúng. Ở các nước phát triển, các nhà lãnh đạo luôn có cho mình những nhà tư vấn kèm cặp (coach) về hình ảnh cá nhân. Đó là các chuyên gia về ăn nói, soạn bài phát biểu, làm đẹp, ngôn ngữ cơ thể, trang phục. Dưới sự hướng dẫn, tư vấn và điều chỉnh của họ (có khi vài tháng trước một dịp xuất hiện trước công chúng quan trọng), các nhà lãnh đạo tự tin hơn hẳn để sẵn sàng chinh phục khán giả của mình. Từ việc chọn trang phục, màu sắc; đến ngôn ngữ cơ thể; giọng nói; nội dung; cách tạo cảm xúc….tất cả kết hợp nhằm chạm đến trái tim người nghe, thuyết phục họ, giành sự hợp tác và ủng hộ của họ. Người phát biểu giỏi luôn biết cách vẽ ra một bức tranh, một thế giới thú vị để mời người nghe mở cửa bước vào.

Một khi các doanh nhân chú ý xây dựng hình ảnh của mình, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ được nâng tầm, vì nhà lãnh đạo chính là linh hồn của doanh nghiệp.

Theo Quách Tuấn Khanh

Khởi đầu bằng đam mê

Dù bạn là ai và đến từ đâu, bạn đều có một ước mơ và hoài bão trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công. Những người thành công, dù có xuất phát điểm không giống nhau, nhưng họ đều giống nhau tại một điểm – đó là khởi đầu bằng đam mê, dám theo đuổi và thực hiện ước mơ của chính mình.

Zig Ziglar – Vươn đến Sự Hoàn Thiện

Zig Ziglar, một trong những người bán hàng xuất sắc nhất, trong cuốn “Vươn đến sự hoàn thiện” (Better Than Good), đã viết “Có ba điều chính yếu tạo nên một cuộc sống viên mãn, đó là niềm đam mê cháy bỏng, nỗ lực hết mình và mục đích cuối cùng. Không ai có thể duy trì được động lực của mình trong một thời gian dài mà không hiểu rõ ba khái niệm trên. Cũng không ai thụ hưởng một cuộc sống viên mãn mà không cần đến một động lực nào.”

Với bản thân mình, mục đích cuối cùng của ông là “khơi dậy niềm khát khao về một cuộc sống như thế trong con người bạn”. Để thực hiện mục đích cuộc đời mình, năm 1970, ông đã quyết định từ bỏ công việc của một người bán hàng khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp – “người bán hàng số 1”, để trở thành một diễn giả, một chuyên gia đào tạo về bán hàng, truyền ngọn lửa đam mê về nghệ thuật bán hàng đến hàng triệu người trên khắp thế giới.

Chính đam mê dành cho nghệ thuật bán hàng, sau hơn 30 năm viết sách, diễn thuyết và đào tạo, ông lại là “số 1” theo đánh giá của đồng nghiệp cũng như khán giả của ông trên toàn thế giới, 8 trong số 10 cuốn sách của ông đuợc xếp vào danh sách những cuốn sách bán chạy nhất ngay khi vừa xuất bản. Cuốn Hẹn gặp bạn trên đỉnh thành công (See You At The Top) đã được in hơn 2 triệu bản. Tên tuổi, sự nghiệp và tài năng của ông được đăng tải trên nhiều tờ báo lớn như The New York Times, The Washington Post, Fortune, Success and Esquire magazines. Ông còn được biết đến như là một người khiêm tốn; luôn quan tâm đến gia đình mình và những người xung quanh. Và khi nói về mình, ông tự hào “Tôi là một người thành công vui vẻ!”

Oprah Winfrey – Nữ hoàng Talk Show

Tên tuổi của Oprah Winfrey, gắn liền với chương trình “The Oprah Winfrey Show”. Winfrey là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên có tên trong danh sách các tỉ phú và được xem là một trong những nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới. Năm 2008, bà đứng đầu danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất ngành giải trí theo bình chọn của tờ Hollywood Reporter.

Oprah chia sẻ bí quyết dẫn đến thành công của bà chính là “Theo đuổi đam mê”. “Khi bạn có một mục tiêu và theo đuổi đam mê của mình, kế hoạch thực hiện mục tiêu chính là một phần quan trọng. Khi bạn thực hiện kế hoạch của mình, những cơ hội mà trước đây bạn không hề hình dung đến sẽ mở ra. Có thể bạn chấp nhận, có thể bạn bỏ qua những cơ hội này.” Oprah đã chấp nhận cơ hội trở thành người dẫn chương trình talk show, cho dù lúc đó, bà không hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực này cũng như hoàn toàn không hình dung được con đường này sẽ dẫn bà đi đến đâu. Chỉ đơn giản, ước mơ từ thời thơ ấu của bà là trở thành người dẫn chương trình truyền hình.

“Dù bạn là ai, bạn đến từ đâu, cơ hội thành công luôn khởi đầu từ bạn” – câu nói của Oprah Winfrey đã minh chứng cho thành công của cuộc đời bà.

J.K Rowling – Từ bần cùng trở thành tỉ phú

Người tạo ra cậu bé phù thủy Harry Potter sẽ chỉ là một giáo viên bình thường nếu bà không kiên trì theo đuổi ước mơ trở thành nhà văn. Trên trang web của riêng mình (www.jkrowling.com), J.K Rowling tiết lộ, bà mơ ước trở thành nhà văn từ những năm học phổ thông. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà trở thành thư ký cho tổ chức Ân Xá Quốc Tế nhưng bà chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc với công việc này; sau đó bà chuyển sang Bồ Đào Nha và dạy tiếng Anh. Sau nhiều thăng trầm trong cuộc sống, niềm đam mê viết lách vẫn luôn cháy trong bà. Và bà đã hoàn thành tập đầu tiên của loạt truyện Harry Potter – “Harry Potter và Hòn Đá Phù Thủy” trong một hoàn cảnh không thể bi đát hơn – ly hôn, một mình nuôi con và sống nhờ trợ cấp xã hội.

Khó khăn chưa dừng lại ở đó. Bà đã gởi bản thảo đến 12 nhà xuất bản và đều bị từ chối. Hơn 1 năm sau, NXB Bloomsbury mới đồng ý xuất bản tập đầu tiên “Harry Potter và Hòn Đá Phù Thủy”. Và đây chính là cánh cửa đầu tiên mở ra thành công của cậu bé phù thủy Harry Potter và một cuộc sống tuyệt vời của J.K Rowling – được sống và thành công với ước mơ của mình.

J.K Rowling được trao huân chương Bắc đẩu bội tinh vào ngày 3 tháng 2 năm 2009 vì tài năng xuất chúng về văn học thiếu nhi.

Theo Vietnamworks

Giữ lửa đam mê công việc

Ngày nay, hiện tượng các bạn trẻ nhảy việc đã trở nên phổ biến. Họ “nhảy” liên tục trong thời gian ngắn để chạy theo những ngành nghề nóng nhất, thu nhập cao, thời thượng…

Muốn có thu nhập để trang trải cuộc sống, muốn “sành điệu”, theo kịp thời đại, muốn thử thách… là những nhu cầu chính đáng của mỗi người! Thế nhưng, nhảy việc liên tục lại làm lãng phí chính thời gian của bạn, bởi bạn sẽ không kịp tận dụng và phát triển hết những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được qua các công việc trước đó. Thậm chí có người “nhảy” sang làm những việc không đúng với đam mê, sở trường, dẫn đến những chuỗi ngày làm việc với tâm lý nặng nề và rồi phải “nhảy” tiếp.

Từ cổ học tinh hoa…
Cổ học tinh hoa có truyện Giữ lấy nghề mình rất thú vị. Truyện kể: Nước Trịnh có người học nghề làm dù được 3 năm rồi đi hành nghề. Trời đại hạn, không ai dùng đến dù, anh bèn chuyển sang học nghề làm gàu tát nước thêm 3 năm nữa. Lúc đó thì trời mưa to, chẳng ai dùng đến gàu, anh đành quay về hành nghề làm dù như trước. Không lâu sau đó, nước có giặc, dân làng đi lính cả, ai cũng phải mặc y phục nhà binh, không cần đến dù. Anh bèn chuyển sang học nghề đúc binh khí. Lúc thành thạo thì giặc cũng đã tan. Anh thì già quách rồi.

Lưu Cơ bình rằng: “Nghề nghiệp thành hay bại dù là lỡ thời cũng không nên đổ cho trời đất mà tất cả do người. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” quả không sai. Người có gan, đam mê công việc thì dù lỡ thời vẫn vững tin giữ lấy nghề, vì nghề chắc đã thành, chẳng chóng thì chầy cũng có đất dụng. Chớ cứ nay nghề này, mai nghề khác, như hòn đá lăn mãi không bao giờ mọc rêu, thì chỉ nhọc xác, già rồi mà chẳng tinh thông gì cả. Chẳng ai tin tưởng tay nghề mình nữa”.

… Đến lời khuyên của ông tổ phong trào hướng đạo sinh thế giới
Baden Powell, ông tổ của phong trào hướng đạo sinh thế giới từng nói: “Điều thích thú của việc đi săn là “đánh hơi” và theo dấu mà tiến tới chứ không hẳn phải là việc giết được con mồi. Khi còn trẻ, chưa có chỗ làm, tôi chấp nhận lấy chỗ nào gặp trước, giữ đó cho đến khi gặp chỗ tốt hơn. Với con giun, anh có thể câu được con tôm, với con tôm, anh có thể câu được con cá. Với con cá, anh sẽ câu được con rái. Con vật này có tấm da đáng giá đây. Đó là lời khuyên của một thương gia tự tạo lấy cơ nghiệp của mình. Nếu tấm da đó làm được áo ấm cho kẻ khác, điều này đồng nghĩa anh đã thành công. Chẳng những anh kiếm ra tiền mà còn làm việc có ích cho kẻ khác”.

Quan điểm trên của Powell rất chí lý, nhấn vào 2 yếu tố quan trọng của công việc: lòng đam mê và giá trị công việc. Nếu bạn xem việc săn được con mồi là ngày lĩnh lương (hay thành quả công việc đạt được) thì chính việc theo dấu con mồi là niềm đam mê công việc của bạn.

Bạn là chuyên viên PR, hẳn việc viết thông cáo báo chí, giao tế cùng các phóng viên báo đài, xử lý khủng hoảng… thú vị hơn nhiều so với việc nhận lương. Là một nhà báo, khoảng thời gian được tiếp cận với thông tin, với muôn mặt xã hội, cảm giác đọc “thành quả” của mình với bút danh trên mặt báo… sung sướng hơn việc lĩnh nhuận bút. Những người đam mê câu cá đều khẳng định họ thích không gian tĩnh lặng (để nghĩ suy giải quyết các vấn đề nhức nhối) khi chờ cá đớp mồi hơn là việc câu được cá. Họ đùa rằng: “Tôi bị cá “câu” thì chính xác hơn.”

Và đừng quên giá trị công việc của bạn đối với lợi ích của mọi người như lời khuyên của Powell. Là một chuyên viên IT, bạn có quyền tự hào một điều đơn giản là ngăn chặn virus xâm nhập vào “công việc” của các đồng nghiệp; là một giáo viên, bạn đang truyền đạt kiến thức cho một thế hệ tương lai của đất nước… Chắc chắn rằng cảm giác được làm một việc quan trọng và hữu ích cho xã hội sẽ tốt hơn rất nhiều so với cảm giác chỉ đơn thuần là có một công việc yêu thích để làm (hoặc mang lại thu nhập mong muốn).

Theo Vietnamworks

Nâng tầm doanh nghiệp bằng quyền lực mềm

Bản chất của quyền lực mềm là tầm nhìn chiến lược dựa trên trí thức, hoạt động truyền thông tốt và kết quả là tạo dựng lòng tin, sự tin tưởng.

Khi chưa có quyền lực mềm, chưa có sự tin tưởng, thì các doanh nghiệp lớn của Việt Nam chưa có được sự trung thành của người tiêu dùng nội địa và chưa đóng góp đầy đủ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Nhân dịp GS Joseph Nye, “cha đẻ” thuyết quyền lực mềm sang Việt Nam tham dự Lễ trao chứng chỉ VNR500 và Diễn đàn VNR500 năm 2010, VietNamNet trân trọng giới thiệu sơ lược về ứng dụng thuyết này trong hoạt động doanh nghiệp.

Hấp dẫn và thuyết phục
“Quyền lực mềm” là một khái niệm trong ngành chính trị học và quan hệ quốc tế, được nhắc đến lần đầu tiên năm 1973 trong cuốn “Quyền lực và thịnh vượng” của Klaus Knorr. Khái niệm này sau đó được GS Joseph Nye nghiên cứu và định nghĩa một cách nghiêm túc.

Ảnh hưởng từ uy tín và thuyết phục đôi khi hiệu quả hơn nhiều “cây gậy và củ cà rốt”. (Ảnh: Gohargoc)

Quyền lực được hiểu là bằng khả năng gây ảnh hưởng để người khác làm theo những gì mình muốn. Hai quyền lực phổ biến nhất từ trước tới nay là đe dọa và mua chuộc hay nói một cách ví von là “cây gậy và củ cà rốt”.

Tuy nhiên, còn một cách thứ 3, đó là khả năng tạo ra ảnh hưởng với người khác thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục. Khi có được sự ngưỡng mộ và cảm phục của người khác, bạn gần như không phải sử dụng tới cây gậy hay củ cà rốt.

Cũng như một quốc gia, quyền lực mềm của doanh nghiệp được cấu thành từ 3 yếu tố: văn hoá, giá trị và chính sách của doanh nghiệp.

Bản sắc riêng
Văn hoá doanh nghiệp là hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo được mọi thành viên của doanh nghiệp chia sẻ và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của mỗi thành viên.

Văn hoá doanh nghiệp thể hiện sự đồng thuận trong nhận thức của mỗi thành viên về hệ thống những giá trị chung và giúp phân biệt doanh nghiệp này với đơn vị khác.

Chính vì vậy văn hoá doanh nghiệp còn được gọi là bản sắc riêng hay bản sắc văn hoá của công ty.

Có người nói, con người được tôn trọng không phải do tồn tại mà bởi nhân cách. Một doanh nghiệp giành được thiện cảm không phải do quảng cáo mà nhờ bản sắc riêng. Có thể lấy ví dụ về taxi Mai Linh đã xây dựng được một văn hoá doanh nghiệp với yếu tố an toàn và sự hài lòng của khách hàng được đặt lên hàng đầu.

Công ty chú trọng xây dựng môi trường văn hoá riêng, trong đó mỗi cán bộ, nhân viên được coi như một thành viên trong một đại gia đình, được đào tạo về văn hoá ứng xử với tinh thần “Khách hàng là tất cả”.

Chính bởi lí lẽ đó, công ty đã tạo được một quyền lực mềm thu hút khách hàng: Nhiều người chỉ gọi và đi taxi Mai Linh dù xung quanh có sẵn nhiều hãng vận tải khác.

Thương hiệu
Giá trị của doanh nghiệp thể hiện đánh giá của thị trường về doanh nghiệp đó, bao gồm cả tài sản hữu hình và vô hình. Ngoài ra, nó còn được xác định thông qua việc chiết khấu dòng thu nhập tương lai của doanh nghiệp về thời điểm định giá.

Starbucks là 1 bài học thành công về xây dựng thương hiệu toàn cầu. (Ảnh: Ryanosberg)

Những năm 1980 của thế kỷ trước đã đánh dấu một bước ngoặt trong khái niệm giá trị của doanh nghiệp.

Giá trị doanh nghiệp giờ đây không chỉ đo bằng trị giá của đất đai, nhà xưởng, thiết bị, mà còn có thể định giá trong hoạt động M&A được mở rộng đến mức nằm bên ngoài doanh nghiệp và trong tâm trí của khách hàng. Xu hướng chung đã xem thương hiệu của doanh nghiệp như tài sản vô hình, nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp.

Người ta đã chứng kiến việc Nestle mua lại Rowntree với giá gấp 3 lần giá trị sổ sách và gấp 26 lần kết quả kinh doanh của nó.

Giá trị của doanh nghiệp đem lại quyền lực mềm đối với khách hàng không chỉ do những giá trị hữu hình sản phẩm/dịch vụ mà còn được tạo dựng bởi chính sự hài lòng của khách hàng. Nói cách khác, để có quyền lực mềm, đầu tiên doanh nghiệp phải làm khách hàng hài lòng.

Nhiều công ty đã nhận thức rõ được điều này và xây dựng chiến lược định hướng tập trung vào dịch vụ khách hàng, bên cạnh phát huy thế mạnh của sự khác biệt cũng như thương hiệu của doanh nghiệp.

Kết hợp cứng và mềm
Chính sách của doanh nghiệp là những chủ trương và biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể. Nếu muốn tạo dựng và sử dụng quyền lực mềm, doanh nghiệp phải có những chủ trương và biện pháp thích hợp.

Trong xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp có thể áp dụng chính sách “Tiếp thị không cần tiếp thị” – tạo dựng các tin đồn và phát triển sự tôn sùng doanh nghiệp làm cho thương hiệu trở nên hấp dẫn mà không cần tới các chương trình quảng cáo tốn kém.

Sự thành công của các công ty như Starbucks, eBay, Palm và Red Bull hay nhiều công ty khác cho thấy một cách tiếp cận thông minh để xây dựng thương hiệu trong thế kỉ 21, làm cho khách hàng cảm thấy chính họ đang kiểm soát thương hiệu.

Quyền lực mềm trong tiếp thị là cho phép người tiêu dùng (và các cá nhân, tổ chức liên quan khác) tham gia hình thành nên ý nghĩa và chứng thực cho thương hiệu doanh nghiệp. Hãy để cho thương hiệu thuộc về thị trường, thông qua khách hàng tự tìm chỗ đứng trên thị trường.
(Theo vnr500.vietnamnet )
Thương hiệu cần lớn mạnh và phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng hơn là một phần của một chương trình được định trước và điều khiển bởi một công ty tiếp thị.

Điểm lưu ý ở đây là, doanh nghiệp không thể chỉ sử dụng quyền lực mềm mà phải luôn kết hợp nó với quyền lực cứng. Quyền lực cứng hay mềm đều là những cách thức để doanh nghiệp tạo sức ảnh hưởng đến đối tác, khách hàng. Quyền lực cứng là cơ sở để phát huy quyền lực mềm, giúp nó trở nên hấp dẫn.

Đánh giá cuối năm và Cơ hội thăng tiến

Thời điểm đánh giá kết quả công việc trong cả năm sắp đến rồi! Đây là giai đoạn “gặt hái” của bạn sau một năm làm việc tích cực. Hãy biến buổi đánh giá kết quả cuối năm giữa bạn và sếp thành cơ hội “vàng” giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp.

Đánh giá kết quả công việc cuối năm là một hoạt động thường niên của công ty nhằm đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên trong suốt một năm và định ra kế hoạch phát triển trong năm mới. Theo đó, sếp và nhân viên sẽ cùng ngồi lại để đánh giá kết quả công việc của nhân viên theo mục tiêu đặt ra từ đầu năm. Nhờ vậy, nhà quản lý sẽ nắm rõ được năng lực của nhân viên để xác định mức lương thưởng phù hợp và lập kế hoạch phát triển cho nhân viên trong năm tới. Để cả hai bên cùng hài lòng về kết quả đánh giá này, bạn cần có sự chuẩn bị chu đáo và hành xử khéo léo trong suốt buổi đánh giá. Một số bí quyết sau có thể giúp bạn :

Thống nhất với sếp về các tiêu chí đánh giá và cách cho điểm
Để việc đánh giá kết quả công việc diễn ra dễ dàng và hiệu quả, ngay từ đầu năm hoặc đầu quý, bạn nên trao đổi với sếp về các tiêu chí đánh giá. Hiện nay tiêu chí đánh giá kết quả công việc của nhân viên được áp dụng phổ biến nhất là SMART, nghĩa là Specific (cụ thể, rõ ràng), Measurable (đo lường được), Achievable (thực hiện được), Realistic (thực tế) và Time (có hạn mức thời gian). Nếu thấy các tiêu chí này không công bằng thì bạn nên có ý kiến ngay. Đừng đợi đến cuối năm mới phản đối thì đã muộn.

Tự “nhìn mình” trước
Trước khi gặp sếp, bạn hãy thành thật và nghiêm túc đánh giá bản thân mình trước. Hãy tự cho điểm kết quả làm việc của mình theo những tiêu chí đã định. Nếu có chỉ tiêu, nhiệm vụ nào chưa hoàn thành, bạn nên chuẩn bị trước lý do, nhưng tuyệt đối không đổ lỗi cho người khác.

Nhấn mạnh những thành tích đã đạt được trong năm

Đây là cơ hội “vàng” để bạn trình bày tất cả những kết quả và thành tích nổi bật đã đạt được trong năm với sếp. Đừng cho rằng sếp biết tất cả những việc bạn đã làm vì họ thường rất bận rộn. Giống như ngọc có mài mới sáng, bạn cần “PR” cho bản thân, nếu không sếp có thể không hay biết dù bạn có làm việc siêng năng đến đâu.

Chứng minh kết quả công việc bằng số liệu cụ thể
Chỉ báo cáo với sếp rằng mình đã làm việc rất tốt không thôi thì cũng chưa đủ. Hãy dùng các số liệu cụ thể để chứng minh, chẳng hạn: “Sáng kiến của em/tôi đã giúp doanh nghiệp tăng 20% doanh thu/ lợi nhuận…” hay “Em/tôi đã cải tiến quy trình làm việc, giúp công ty tiết kiệm được 3.000 đô la chi phí trong 6 tháng đầu năm…”

Lắng nghe sự góp ý, phê bình bằng thái độ tích cực
Việc lắng nghe với thái độ tích cực các nhận xét đánh giá của sếp cho thấy bạn là người biết sẵn sàng tiếp thu ý kiến. Trong phần lớn trường hợp, nhân viên sẽ thấy rằng sếp của họ nói không sai vào đâu được. Tuy nhiên, cũng sẽ có trường hợp nhân viên không đồng ý với nhận xét đánh giá của người quản lý. Đó là lý do dẫn đến một số trường hợp “cơm không lành canh không ngọt” trong những buổi đánh giá giữa sếp và nhân viên. Tuy nhiên, bạn nên giữ ý giữ tứ. Vì lời nói chẳng mất tiền mua, nếu cần “thanh minh”, bạn hãy trình bày một cách nhã nhặn và thuyết phục.

Xác định các mục tiêu trong năm mới
Bạn đã sẵn sàng đón nhận những trách nhiệm mới? Nếu vậy hãy mạnh dạn bày tỏ điều đó với sếp. Bạn đừng ngại ngần trình bày những mục tiêu mới của mình để giúp công ty phát triển vững mạnh. Đây là bằng chứng cho thấy bạn là một nhân viên luôn gắn bó và luôn mong muốn mang đến nhiều cống hiến giá trị cho doanh nghiệp. Sếp thường căn cứ trên những ý kiến đóng góp giá trị của nhân viên để đề bạt họ lên những vị trí cao hơn.

Đánh giá kết quả công việc cuối năm là “một phần tất yếu của cuộc sống”. Vì vậy, thay vì lo lắng và lảng tránh, bạn nên tham gia vào quá trình đánh giá một cách chủ động và tích cực. Khi đó, những buổi họp đánh giá cuối năm sẽ trở thành bệ phóng giúp bạn phát triển và thăng tiến.

(Theo vietnamworks)